Viện Nghiên cứu sáng tạo có 02 bài nghiên cứu tại hội thảo quốc tế về “Economic & Public Governance”

Ngày 22/10/2024 vừa qua, Đại học Meiji và Trường Đại học Ngoại thương đã phối hợp tổ chức thành công hội thảo quốc tế thường niên về “Economic & Public Governance” tại Tokyo, Nhật Bản. Hội thảo nhận được sự quan tâm từ đông đảo các giảng viên, học viên và sinh viên của Đại học Meiji và trường Đại học Ngoại thương. 

Mở đầu hội thảo là phiên khai mạc (phiên toàn thể) với bài phát biểu chào mừng của giáo sư Koma Kyoko – Phó chủ tịch, phụ trách quan hệ quốc tế, Đại học Meiji. Tiếp theo, giáo sự Nagahata Makoto – Trưởng khoa, Khoa Sau đại học về Nghiên cứu Quản trị, Đại học Meiji đọc diễn văn khai mạc của Đại học Meiji. Về phía trường Đại học Ngoại thương, TS. Nguyễn Thị Việt Hoa – Phó Viện trưởng, Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế phát biểu chia sẻ về quan hệ hợp tác giữa trường Đại học Ngoại thương và Đại học Meiji trong nhiều năm vừa qua và những mong muốn trong thời gian sắp tới. Tiếp đó, ông Hayakawa Yuho – Tổng giám đốc Bộ phận Đông Nam Á và Thái Bình Dương, JICA có bài phát biểu chính với tiêu đề: Sự thay đổi nhanh chóng của Việt Nam và JICA: Quan hệ đối tác vì sự phát triển.

Sau phiên khai mạc là 5 phiên song song với các chủ đề và điều phối viên như sau: 

  • Phiên số 1: “Phúc lợi và Quản trị Cộng đồng” – Giáo sư Minamoto; 
  • Phiên số 2: “Đổi mới và Quản trị số” – Giáo sư Yuasa; 
  • Phiên số 3: “Quản trị toàn cầu và khu vực” – Giáo sư Sasaoka;
  • Phiên số 4: “Quản trị kinh tế và kinh doanh” – Giáo sư Tanaka;
  • Phiên số 5: “Tính bền vững trong quản trị quốc gia và địa phương” – Giáo sư Tsuji.

Đoàn công tác của trường Đại học Ngoại thương có 11 bài nghiên cứu đến từ các giảng viên, nghiên cứu viên và đồng tác giả trình bày tại hội thảo. Trong đó, Viện Nghiên cứu sáng tạo có 02 bài nghiên cứu với tiêu đề: (1) “Research on Japaneses Artificial Intelligence-driven localization models for sustainable supply chain development: Lessons for Vietnamese businesses” thuộc lĩnh vực “Phát triển khu vực công và tư” của nhóm tác giả Trịnh Minh Tâm, Trần Thị Ngọc Quyên; (2) “The Evolution of Vietnam’s Poverty Reduction Policies from the 1990s to Present” thuộc lĩnh vực “Chính sách và quy định kinh tế” của nhóm tác giả Vũ Hoàng Linh, Phùng Bảo Ngọc Vân. 

Sau phần trình bày của các diễn giả là phần trao đổi, thảo luận và góp ý cho nghiên cứu đến từ các Giáo sư Đại học Meiji và đại biểu tham dự. Trước khi kết thúc chương trình, đại diện Đại học Meiji phát biểu cảm ơn và thể hiện thiện chí hợp tác với trường Đại học Ngoại thương trong thời gian sắp tới về việc phối kết hợp tổ chức hội thảo quốc tế, trao đổi sinh viên, gợi mở một số chương trình học bổng bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ.    

Tin tức khác

FICR – COFFEE TALK 3: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĂN HOÁ TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC...

Ngày 30/10/2024 vừa qua, Viện Nghiên cứu Sáng tạo đã tổ chức thành công FICR - Coffee Talk 3 với chủ đề “Chính sách...

Lớp tập huấn “Xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu tại Việt Nam và một số thị trường xuất khẩu trọng điểm”

Ngày 25/10/2024 vừa qua. Viện Nghiên cứu Sáng tạo, Cơ sở Quảng Ninh - Trường Đại học Ngoại thương đã phối hợp cùng Cục...

PGS, TS Trần Thị Ngọc Quyên nhận Giải thưởng Phản biện nhiệt huyết do Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế trao...

Ngày 23/09/2024, Trường Đại học Ngoại thương long trọng tổ chức Hội nghị Cộng tác viên Tạp chí 2024 và Lễ công bố Tạp...

CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ CHO DOANH NGHIỆP

Nhằm mục đích đưa sở hữu trí tuệ trở thành công cụ quan trọng nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành chính sách...