TỌA ĐÀM KHOA HỌC “ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM”

Ngày 08/08/2024 vừa qua, Viện Nghiên cứu sáng tạo – Trường Đại học Ngoại Thương đã tổ chức thành công tọa đàm khoa học “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nghiên cứu khoa học tại các trường Đại học ở Việt Nam”. Buổi tọa đàm mang lại nhiều kiến thức và góc nhìn mới mẻ về việc vận dụng AI vào các nghiên cứu khoa học.
Phát biểu khai mạc toạ đàm, PGS, TS Nguyễn Ngọc Hà – Viện trưởng Viện Nghiên cứu sáng tạo chia sẻ: “Trí tuệ nhân tạo mang lại nhiều ứng dụng trong cuộc sống và cả những thách thức về an ninh, quản lý. AI tạo ra nhiều cách thức thực hiện nghiên cứu khoa học mới, giúp chúng ta thu thập, xử lý thông tin hiệu quả hơn, tự động hơn, mô hình hóa hơn. Tuy nhiên, AI cũng tạo ra thách thức về vấn đề bản quyền và trách nghiệm. Vì vậy, các trường đại học cần có giải pháp để đạt được mục tiêu kép: Tăng hiệu suất thực hiện nghiên cứu khoa học, đồng thời đảm bảo được trách nhiệm của người làm nghiên cứu và tuân thủ các yêu cầu của việc nghiên cứu khoa học.”
Tiếp theo, tọa đàm được điều phối bởi PGS, TS Trần Thị Ngọc Quyên – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu sáng tạo. Bên cạnh đó, chương trình có sự góp mặt của 6 diễn giả: PGS, TS. Hà Minh Hoàng – Giảng viên Khoa Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Trường Đại học kinh tế Quốc dân; TS. Bùi Thị Mai Anh – Giảng viên khoa Khoa học Máy tính, Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội; ThS. Cù Nguyên Giáp – Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Khoa học Công nghệ, Trường Đại học Thương Mại; TS. Trần Ngọc Hòa – Giảng viên Khoa Công Trình, Trường Đại học Giao thông vận tải; TS. Phạm Thị Kim Dung – Giảng viên Khoa Công nghệ & Khoa học dữ liệu, Trường Đại học Ngoại Thương; PGS, TS. Kim Hương Trang – Giảng viên Khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Ngoại Thương.
Tại tọa đàm, các diễn giả chia sẻ về sáu chủ đề: (1) Một số ứng dụng của công nghệ trong hoạt động nghiên cứu khoa học; (2) Những ứng dụng về AI để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực kinh tế; (3) Ứng dụng AI trong thu thập và xử lý dữ liệu; (4) Môi trường số và AI trong quản lý, thiết kế công trình; (5) AI hiện đại – Chìa khóa giải quyết các thách thức thực tế; (6) Ứng dụng AI trong nghiên cứu kinh tế và tài chính. Các bài tham luận đã mang đến nhiều thông tin rất hữu ích cho các giảng viên, sinh viên và khách mời tham dự. Sau phần tham luận, các khách mời đặt ra một số câu hỏi liên quan đến vấn đề bản quyền sở hữu trí tuệ đến từ AI, phương pháp đánh giá thu thập dữ liệu từ Big Data, cách ứng dụng Prompt Engineering trong việc tra cứu các nguồn dữ liệu khoa học.
Tọa đàm được khép lại sau phần trao đổi và thảo luận vô cùng thú vị giữa diễn giả, khách mời, giảng viên và sinh viên. Các ý kiến đóng góp và kinh nghiệm thực tiễn được chia sẻ tại tọa đàm sẽ là nền tảng quý báu để các trường đại học có thể triển khai và ứng dụng AI một cách hiệu quả trong tương lai.
Bài tham luận của các diễn giả có thể xem TẠI ĐÂY. (Phần chia sẻ đã nhận được sự đồng ý của các diễn giả)

Tin tức khác

COFFEE TALK 2: “PHÁT TRIỂN KINH TẾ SÁNG TẠO: XU HƯỚNG VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM”

Ngày 16/08/2024, Viện Nghiên cứu sáng tạo (FICR) đã tổ chức thành công FICR - COFFEE TALK 2 với chủ đề “Phát triển kinh...

PGS, TS Nguyễn Ngọc Hà – Viện trưởng Viện Nghiên cứu sáng tạo làm diễn giả tại Hội thảo khoa học “Chủ động vận...

Ngày 06/08/2024, Trường ĐH Ngoại thương đã tổ chức thành công Hội thảo khoa học với chủ đề “Chủ động vận dụng và ứng...

THƯ MỜI THAM DỰ TOẠ ĐÀM KHOA HỌC “ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC...

Nhằm triển khai hoạt động của giai đoạn 2024 – 2025, Viện Nghiên cứu sáng tạo tổ chức toạ đàm khoa học: “Ứng dụng...

Thư mời viết bài Hội thảo khoa học quốc tế: “Tái cân bằng giữa thương mại và quản lý rừng bền vững: Các sáng...

Trường Đại học Ngoại thương phối hợp với Trường Đại học Laval, Canada (Chương trình nghiên cứu về những thách thức mới của toàn...