TOP 10 SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU SÁNG TẠO NĂM 2024

  1. Viện Nghiên cứu sáng tạo chính thức đi vào hoạt động

Viện Nghiên cứu sáng tạo được Hội đồng trường Trường Đại học Ngoại thương thành lập vào ngày 09/08/2023 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 01/2024. Các lĩnh vực hoạt động chính của Viện là nghiên cứu khoa học, đào tạo, hợp tác và chuyển giao. Các hoạt động được Viện triển khai dựa trên bốn giá trị cốt lõi: Xuất sắc – Sáng tạo – Lan tỏa – Bền vững.

  1. Hội Thảo Khoa Học Quốc Tế “Tái Cân Bằng Giữa Thương Mại Và Quản Lý Rừng Bền Vững: Các Sáng Kiến Mới Và Cách Tiếp Cận Xuyên Ngành”

Hội thảo được đồng tổ chức bởi Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Laval (Chương trình nghiên cứu về những thách thức mới của toàn cầu hoá kinh tế), Trường Đại học Rennes, Trường Đại học Rennes 2 và Hội Thành viên độc lập Hội đồng quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VNIDA) ngày 17-18/12/2024. Hội thảo đã nhận được gần 70 đề xuất bài viết, trong đó gần 40 đề xuất đã được lựa chọn để trình bày. Các bài trình bày thể hiện những phân tích, đánh giá và đưa ra những đề xuất mới, đa dạng và sâu sắc từ các diễn giả, chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế về thương mại và quản lý rừng bền vững. 

  1. Lễ Ký Kết Thoả Thuận Hợp Tác Giữa Trường Đại Học Ngoại Thương Và Hội Thành Viên Độc Lập Hội Đồng Quản Trị Doanh Nghiệp Việt Nam Vnida

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Ngoại Thương và Hội Thành viên Độc lập Hội đồng quản trị Doanh nghiệp Việt Nam (VNIDA) được tổ chức vào Tháng 05/2024. Theo thỏa thuận ký kết, trường Đại học Ngoại thương giao cho Viện Nghiên cứu sáng tạo là đầu mối trực tiếp triển khai các hoạt động hợp tác với VNIDA. Đây là một bước tiến quan trọng trong hành trình thúc đẩy sự phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên tham gia vào các dự án thực tế trong doanh nghiệp.

  1. Ra Mắt Mạng Lưới Nghiên Cứu Viên Liên Kết Về “Sáng Tạo Và Phát Triển Bền Vững”

Viện Nghiên cứu Sáng tạo, trường Đại học Ngoại thương, đã tổ chức sự kiện ra mắt Mạng lưới Nghiên cứu viên Liên kết về “Sáng tạo và Phát triển bền vững”. Mạng lưới bao gồm những nghiên cứu viên, chuyên gia đến từ đơn vị, tổ chức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, tạo nền tảng để kết nối và thúc đẩy các nghiên cứu liên ngành/xuyên ngành, tăng cường khả năng ứng dụng và chuyển giao về “Sáng tạo và Phát triển bền vững”. Đây là một bước tiến quan trọng nhằm xây dựng cộng đồng nghiên cứu chuyên sâu, đồng thời khuyến khích hợp tác giữa giới học thuật và các bên có liên quan trong việc tìm kiếm các giải pháp sáng tạo và bền vững cho các thách thức hiện nay.

  1. Tham gia tổ chức khóa bồi dưỡng Nâng Cao Năng Lực Nghiên Cứu Cho Nhà Nghiên Cứu Trẻ Nhằm Thúc Đẩy Nghiên Cứu Sáng Tạo (Khóa Cơ Bản)

Viện Nghiên cứu sáng tạo đã hỗ trợ Phòng Tổ chức nhân sự, Phòng Quản lý khoa học của Trường ĐH Ngoại thương tổ chức Khóa bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu cho các nhà nghiên cứu trẻ nhằm thúc đẩy nghiên cứu sáng tạo (CREFYS) từ tháng 09-12/2024. Khoá học được tổ chức trên cơ sở tiếp cận các phương pháp nghiên cứu sáng tạo và hướng tới xuất bản các sản phẩm nghiên cứu chất lượng, đa dạng, thể hiện sự đổi mới, sáng tạo, đồng thời hỗ trợ nhà nghiên cứu trẻ hình thành thói quen viết và thực hành kỹ thuật viết học thuật. Khoá học đã hoàn thành với sự đóng góp chuyên môn của 8 chuyên gia trong và ngoài Trường và sự tham gia của hơn 30 nhà nghiên cứu trẻ của Nhà trường.

  1. Tổ chức 02 Toạ Đàm Khoa Học 

Hai tọa đàm khoa học về “Đổi Mới Mô Hình Quản Trị Công Ty Hương Tới Phát Triển Bền Vững” Và “Ứng Dụng Trí Tuệ Nhân Tạo Trong Nghiên Cứu Khoa Học Tại Các Trường Đại Học Ở Việt Nam”. Tọa đàm đã thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu và giảng viên đến từ trong và ngoài trường, tạo không gian trao đổi sâu sắc về các xu hướng mới trong quản trị doanh nghiệp bền vững và tích hợp công nghệ AI vào hoạt động nghiên cứu khoa học. Các sự kiện này không chỉ góp phần nâng cao nhận thức mà còn gợi mở các giải pháp thực tiễn, khuyến khích đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững trong cả giáo dục lẫn quản trị doanh nghiệp.

  1. Tổ chức FICR – Coffee Talk

Trong năm 2024, Viện Nghiên cứu sáng tạo đã tổ chức 04 FICR- Coffee Talk với các chủ đề về: “Hội Nghị Bộ Trưởng Wto 13 Và Thách Thức Của Hệ Thống Thương Mại Đa Biên”, “Phát Triển Kinh Tế Sáng Tạo: Xu Hướng Và Khuyến Nghị Đối Với Việt Nam”, “Chính Sách Phát Triển Công Nghiệp Văn Hoá Tại Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới Và Bài Học Cho Việt Nam”, “Phát Triển Kinh Tế Bạc Trên Thế Giới Và Bài Học Cho Việt Nam”. Với 4 chủ đề thời sự và đa dạng, sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 15 diễn giả trong và ngoài trường. Các sự kiện đã tạo cơ hội kết nối các nhà nghiên cứu, sinh viên và chuyên gia, đồng thời thúc đẩy thảo luận sâu sắc về các vấn đề kinh tế và chính sách quan trọng.

  1. Các hoạt động nghiên cứu khoa học và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học

Viện Nghiên cứu Sáng tạo, trường Đại học Ngoại thương, đã tích cực triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, chú trọng phát triển đội ngũ và tăng cường gắn kết giữa các thành viên. Các chương trình nghiên cứu được tổ chức thường xuyên, kết hợp với các buổi hội thảo, tọa đàm để cập nhật xu hướng mới, nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ và giảng viên. Đồng thời, Viện cũng tổ chức các hoạt động xây dựng tinh thần đồng đội, tạo không gian chia sẻ và hợp tác hiệu quả giữa các thành viên. Những nỗ lực này đã góp phần xây dựng một cộng đồng nghiên cứu năng động, sáng tạo và bền vững.

  1. Viện Nghiên Cứu Sáng Tạo Phối Hợp Tổ Chức các Chương Trình Tập Huấn Về Sở Hữu Trí Tuệ Cho Doanh Nghiệp Tại Trường Đại Học Ngoại Thương Tại Cơ Sở Hà Nội Và Quảng Ninh

Chương trình tập huấn được tổ chức với mục đích đưa sở hữu trí tuệ trở thành công cụ quan trọng nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành chính sách pháp luật và năng lực cạnh tranh quốc gia nói chung và Hà Nội nói riêng, tạo môi trường thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Nội. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp nhận diện và nắm được cách thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong và ngoài nước, xây dựng và quản trị tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững. Hơn 100 đại biểu của các doanh nghiệp, các nhà khoa học không chuyên, các văn phòng luật sở hữu trí tuệ đã tham dự buổi tập huấn.

  1. Không sáng tạo dành cho sinh viên

Viện Nghiên cứu Sáng tạo, trường Đại học Ngoại thương, đã tổ chức không gian sáng tạo dành riêng cho sinh viên, tạo môi trường học tập và nghiên cứu năng động, thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới. Không gian này được thiết kế để hỗ trợ sinh viên phát triển ý tưởng, thực hiện các dự án nghiên cứu, cũng như kết nối với giảng viên và sinh viên trong nhiều lĩnh vực. Đây không chỉ là nơi để sinh viên khám phá tiềm năng cá nhân mà còn là nền tảng để họ học hỏi, chia sẻ và hợp tác, góp phần hình thành những ý tưởng sáng tạo có giá trị thực tiễn cao.

Tin tức khác

THƯ MỜI VIẾT BÀI HỘI THẢO KHOA HỌC “GÓP Ý DỰ THẢO LUẬT KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO”

Sau hơn 10 năm triển khai thi hành, Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 đã có nhiều đóng góp tích cực vào...

TẾT SUM VẦY – XUÂN BÌNH AN 2025: CHẠM TẾT

Xuân đang chạm ngõ, Tết sắp sửa gõ cửa từng nhà. Chắc hẳn trong lòng mỗi người đều đang mong chờ được trở về...

HỘI THẢO QUỐC TẾ “TÁI CÂN BẰNG GIỮA THƯƠNG MẠI VÀ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG: SÁNG KIẾN ĐỔI MỚI VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP...

Trong hai ngày 17 - 18/12/2024 vừa qua, hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Tái cân bằng giữa thương mại và...

THƯ MỜI THAM DỰ HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 

Kính gửi: Quý vị đại biểu, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu Trường Đại học Ngoại thương trân trọng kính mời Quý vị tới...